BÀI 1: TA LÀ AI? VÌ SAO TA LẠI Ở ĐÂY? CƠ THỂ NÀY NGỪNG HOẠT ĐỘNG THÌ TA NÊN ĐI VỀ ĐÂU? 5/15/2020 2:31:19 PM
ĐỌC BÀI PHÁP NÀY SẼ THẤY ĐƯỢC : TA LÀ AI? VÌ SAO TA LẠI Ở ĐÂY? KHI RỜI KHỎI XÁC THÂN NÀY, TA NÊN ĐI VỀ ĐÂU.

CHÂN LÝ VŨ TRỤ NHÂN SINH, HAY THỰC TƯỚNG CÁC PHÁP: Tất cả pháp môn tu hành để làm gì? Chỉ để tìm ra chân lý. Không ai chỉ bày, tự mình đi rất gian khổ, đến vạn kiếp chắc gì đã được. Nay có người thấy biết được chân lý chỉ bày luôn cho mình, mình không còn phải nhọc công nữa, thật là phước đức. Không lâu xa sẽ thấy rõ núi vàng cũng chẳng đáng mà sánh bì. Những điều này mà ta không tự nói ra, thì tu có vạn kiếp cũng chẳng dễ gì mà hiểu được, vì thời gian đâu mà tu, ai chỉ cho mình mà tu, ví như người Việt có giỏi trời cũng chẳng bao giờ hiểu được đất nước và con người Mỹ, trừ khi họ đi qua Mỹ hoặc nghe người đi Mỹ về kể lại mà thôi. Đạo pháp vô biên ngôn từ chẳng cách gì tả hết được, ta cũng cố gắng dùng ngôn từ viết ra vài dòng để thấy được chân lý, những cái mà phật Thích Ca bày cho đệ tử năm xưa, chỉ cần nghe qua tức thì trở thành A La Hán, viễn thoát luân hồi. Chứ đệ tử phật năm xưa không hề tu một pháp nào để chứng quả cả, kinh điển cũng ghi lại điều này, và 49 năm Phật cũng không nói cụ thể một pháp nào để tu thành phật cả. Thế mà đời nay tà ma chế ra các pháp, làm chúng sanh điên đảo càng tu càng khó, càng xa phật và thấy mình chẳng thể thành phật nữa. Thật là đau xót cho chúng sinh. Thấy chúng sinh hữu duyên mà ta nói ra những điều này, chứ nói với bọn ngu si, chưa nói thì ngàn đời chúng cũng không biết, nói ra rồi chúng lại thấy dễ mà khinh cười. Bao nhiêu người cầu pháp ta chẳng chỉ là vậy, ta muốn họ tự đi tìm, đến mỏi gối mòn chân để thấy thế nào là dễ hay khó, cuối đời mà còn nhớ đến ta chân thành cầu ta ta sẽ giúp, lúc đó họ mới thấy đạo pháp là quý, có thấy quý mà mới giữ lấy để viễn thoát luân hồi.

PHẬT TÁNH : Vốn ngã tánh của ta (đích thực là ta là của ta) là không một hình không một tướng nhất định cụ thể nào, gọi tắt là không hình không tướng, còn ai nói không có chi hết là ngu si. Ngã tánh chân thật đó phật gọi là phật tánh, pháp thân, bản lai diện mục (gốc gác hiện diện là như vậy), còn thế gian ngu si gọi là linh hồn. Phật nói ngã tánh, phật tánh đó chưa bao giờ từng sanh cũng chưa bao giờ từng diệt, thần thông diệu dụng. -Ấn Quang Đại Sư nói: nó là cái thể thuần chân, không Năng, không Sở, vừa Tịch, vừa Chiếu, ly niệm linh tri (“ly niệm linh tri”là không có ý niệm suy nghĩ gì, nhưng mọi cảnh hiện hữu đều hiểu rõ). -Kinh dạy : “Lìa hết thảy các tướng gọi là Phật.” Như thế biết rằng có tướng là cái tướng của vô tướng, không thể dùng mắt thấy, chỉ có thể dùng trí mà biết. Nếu có người nghe pháp này mà sinh được một niệm tin thì người này đã phát khởi Đại thừa, vượt khỏi ba cõi. Ta trích dẫn kinh để cho con thấy bao đời chư phật tổ đều nói cùng một lời như vậy. Khi ta rời khỏi thân xác này, là rời tất cả các tướng (còn gọi là ngã tướng) thì trở về với ngã tánh của mình gọi là Phật, con nhớ chưa, phải nhớ điều này, chỉ cần biết mỗi điều này mà phát khởi Đại Thừa thì liền vượt qua ba cõi. Con nghe thêm Tổ Ấn Quang nói này: Nếu là bậc đủ đại trí huệ sẽ nhằm ngay lúc trút bỏ xác thân không còn phải nương tựa nữa, liền biết Ngũ Uẩn là không nên các khổ tiêu diệt, nhất chân hiển hiện, vạn đức phô bày trọn vẹn. Đến đây con đã thấy mình vốn là Phật chưa. Vì sao mình lại rơi vào luân hồi sinh tử này. GỐC CỦA LUÂN HỒI SANH TỬ: Khi xưa con đến đây, thấy quả đất này thật đẹp, thật là nhiều thứ : NGÃ TƯỚNG (cái có hình, có khối cụ thể, có âm, có sắc cụ thể gọi là có tướng). Thích vào chơi, nhưng phật tánh của mình vốn thanh nhẹ như ánh sáng, không cách nào ta có thể nắm bắt nó được, không thể nào cầm lấy một trái cây, cái lá được (người chết đi trên đời cũng như vậy). Đành bèn tìm cách mượn một cái thân xác bằng đất nào đó (thân người, thân súc sanh, côn trùng…), rồi qua đó mình điều khiển thân xác đó để tiếp cận sờ mó ăn uống được. Đó là: NHÂN TƯỚNG, CHÚNG SANH TƯỚNG. Mục đích mượn thân xác nào đó là để cảm, để thọ hưởng vật chất thế gian mà thôi, gọi là THỌ MẠNG(đem cái mạng ra thọ hưởng). Phật nói: vì ngã tánh chúng sanh chấp vào 4 thứ: ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ mệnh tướng mà làm ra luân hồi sanh tử. Trước nghĩ sẽ vào chơi thời gian rồi ra, chơi đến lâu ngày không còn nhớ mình là ai nữa, chỉ còn nghĩ thân đất này là của mình, chơi quá nhập tâm như con nít chơi game là vậy. Thân đất này mà cứ ngỡ là chính mình, là gốc của mình mà ngày đêm khổ sở vì nó, vì nó làm từ đất nên hay hư hỏng là chuyện đương nhiên. Thế là nằm mãi trong thân đất này đêm ngày khổ đau. Chư Phật gọi ĐỊA NGỤC chính là cái ngục bằng đất nhốt mình lại chính là cái thân đất mình chứ ở đâu. NGU SI đến mức không nhận ra đây là cảnh giới của địa ngục sao. Có người chơi lâu quá đến nỗi nói chết là hết, không tin còn gì nữa: ngu đến nỗi quên luôn cả chính gốc gác của mình, mất gốc, thật ngu si chẳng còn nhớ gì nữa đành hết thuốc chữa vậy. Vậy, không vào những nơi như trái đất này thì về đâu chừ. NHẤT CHÂN PHÁP GIỚI (Pháp giới duy nhất chân thật mà thôi): Xưa kia , các phật cũng như ta, họ cũng đến và ở những thế giới này như chúng ta bây giờ vậy. Khi họ ăn quít. -Chưa kịp ăn thì 2-3 ngày trái quít đã thối rữa: VÔ THƯỜNG. -Thối rữa ra lại bốc mùi hôi thối khó chịu: BẤT TỊNH. -Họ muốn trái quít hư đó, trước khi hư sanh liền ra trái quít mới khác. Nhưng đâu dễ vậy được, muốn có trái quít phải hợp đủ nhiều nhân duyên: nước, đất, hạt quít, ánh sáng mặt trời…qua ngày tháng mới có được. Chứ trái quít không thể bỗng dưng tự mình mà có được, tự mình mà thành mà sanh ra được. : đó gọi là VÔ NGÃ. -Vài ngày trái quít hóa cát bụi trở về lại : KHÔNG -Cuối cùng ăn không được khiến cảm thấy : KHỔ Pháp giới này là VÔ THƯỜNG-VÔ NGÃ-BẤT TỊNH-KHÔNG-KHỔ, suốt đời chỉ thấy khổ nên họ đã sớm nhận ra và lìa xa pháp giới này. Họ chung tay xây dựng một pháp giới mới thù thắng hơn, nơi đó ngược lại với pháp giới chúng ta, là THƯỜNG-LẠC-NGÃ-TỊNH-KHÔNG DIỆT. Pháp giới mà mọi thứ nơi đó không bao giờ bị diệt, gọi là NHẤT CHÂN PHÁP GIỚI, pháp giới duy nhất chân thật, là pháp giới của chư phật. Và từ đó trái lại với Phật GIỚI là Ma GIỚI của chúng ta. Ở đó không còn mượn thân tạm nào khác, mà sống bằng chính phật tánh của mình, hình tướng do phật tánh của mình ứng hiện ra(ứng hóa thân). Trong mười phương phật, Nhất Chân Pháp Giới thù thắng nhất cả chính là Tây Phương Cực Lạc thế giới do phật A Di Đà sáng lập, mà phật Thích Ca đã giới thiệu cho chúng ta. Họ cũng như chúng ta, đều là chư phật, nhưng trí giác họ sớm giác ngộ, họ đã về sống trong thế giới an lạc đến nay không biết đã bao nhiêu vô số kiếp. Còn chúng ta đến tận bây giờ vẫn còn ở đây, là phật lại đi mang thân đất, sống bám vào đất nên bị gọi là chúng sanh, vì ăn của đất vì nợ của đất mà cả đời không nhấc chân được khỏi mặt đất, chứ đừng nói đến chuyện bay đi đâu. Nay thật tướng đã rõ, hãy sớm tìm về lại thế giới của chư phật mà sống, đó mới là cuộc sống chân thật, về sống lại với gốc gác chân thật của chính mình. Nhưng chúng ta đâu phải nhọc công thắp đuốc mà đi tìm. Chỉ cần tưởng nhớ đến Tây Phương Cực Lạc mà thành tâm niệm A Di Đà phật, 1 đến 7 ngày thôi, lúc lâm chung sẽ có phật đến tận nơi mà đón rước. Thật là sướng không còn gì bằng, chỉ có kẻ ngu si không tin thật là đáng trách đáng xót. Hãy nhớ lấy những lời này, biết lời không thể nói được hết ý nhưng ta cũng đã cố gắng nói ra. Dù đời này ma giới có làm con lay chuyển mà phỉ báng ta cũng được. Nhưng khi đã đọc qua và nhớ những lời này, theo đó ắt hẳn một đời sẽ viễn thoát luân hồi mà sanh Tây Phương Cực Lạc. Vì đó là chân lý, chân lý thì không bao giờ thay đổi, dù ta có muốn hay ba đời chư phật có muốn cũng chẳng thể nào thay đổi được. 

Hiện tại chưa có phản hồi nào
Hiển thị 0 trong Hiện tại chưa có phản hồi nào phản hồi  
Gửi phản hồi